QUY CHẾ CHUYÊN MÔN


 

TRƯỜNG MẦM NON VIỆT DÂN

CHUYÊN MÔN TRƯỜNG

Số: 11/CM-TrMN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

  Việt Dân, ngày 20 tháng 8 năm 2015                       

            HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG

MẦM NON VIỆT DÂN NĂM HỌC 2015 - 2016

- Căn cứ vào Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015- 2016 của sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh;

- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015- 2016 của cấp học mầm non phòng GD&ĐT huyện Đông Triều;

- Căn cứ vào tình hình thực tế trường mầm non Việt Dân  năm học 2015- 2016

Trường mầm non Việt Dân xây dựng Quy chế chuyên môn năm học 2015- 2016 với các nội dung trọng tâm như sau:

A. CÔNG TÁC CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG

I. Chăm sóc trẻ

1. Đảm bảo an toàn

- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/TT-BGD ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Trường được Ủy ban nhân dân , huyện, cấp Giấy chứng nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích

- Cần thực hiện nghiêm túc Quy chế nuôi dạy trẻ; duy trì lịch phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là quản lý trẻ trong các hoạt động chăm sóc bán trú, hoạt động ngoài lớp học và trẻ mới đi học. Không nhận trẻ ốm, trẻ không có trong danh sách lớp vào học. Đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần..

 2. Chăm sóc sức khỏe

-Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT- BYT ngày 18/6/2013 liên Bộ: Bộ GD& ĐT và Bộ Y tế về Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở GDMN.

- Cán bộ y tế phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, công tác phòng chống dịch bệnh tại trường liên kết chặt chẽ với y tế địa phương về phòng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non và thông báo kịp thời với các cấp quản lý khi có dịch bệnh xảy ra. Giám sát và phối hợp với giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp, bếp ăn, vệ sinh môi trường. Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế.

- Cán bộ y tế phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì và trẻ khuyết tật học hòa nhập.

- Tổ chức khám sức khỏe định kì cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ít nhất 1lần/ 1năm học.

- Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ trang thiết bị theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục mầm non bằng các nội dung, hình thức phong phú qua góc tuyên truyền, trao đổi phụ huynh hàng tháng...

- Bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên về công tác phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai

- Triển khai kế hoạch hành động của ngành về giáo dục phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015, nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống, giảm thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trong các cơ sở giáo dục mầm non đối với người bị HIV/AIDS.

- Giáo viên trên lớp thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.

II. Công tác nuôi dưỡng

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Các cơ sở GDMN tổ chức bán trú: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, người có giấy phép kinh doanh theo quy định để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, nguồn gốc, giá cả thực phẩm của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và VSATTP.

- 100% bếp ăn bán trú được kiểm tra giám sát định kỳ  đủ điều kiện theo Điều lệ trường mầm non và được cấp giấy chứng nhận bếp ăn đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng 01 lớp điểm phòng chống suy dinh dưỡng tại một trường và triển khai ra diện đại trà. Nội dung cụ thể:

+ Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.

+ Quản lý, sử dụng hiệu quả mô hình (Quản lý bữa ăn của trẻ, hạch toán đầu vào đầu ra của mô hình; phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ).

+ Đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe vào chương trình chăm sóc giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.

+ Thực hiện công tác tuyên truyền về mô hình phòng chống suy dinh dưỡng trong nhà trường.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh và đáp ứng yêu cầu của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn

- Đảm bảo mức ăn tối thiểu 12.000đ/trẻ/ngày.

- Thực đơn: Nghiêm túc thực hiện thực đơn riêng của từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Chú trọng cải tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày hợp lý, tăng cường rau xanh cho trẻ trong các bữa ăn chiều; tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, sẵn có ở địa phương, giá thành không cao để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.

- Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P:14-16%; L: 24-26%; G: 60-62%. Các đơn vị nội thành, trường điểm quận, huyện thị xã cần tính thêm tỷ lệ Ca,B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1- 3tuổi: 350mg/ ngày/trẻ; MG 4- 6 tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; Nhu cầu B1đối với trẻ 1-3 tuổi: 0.41 mg/ ngày/trẻ; MG 4-6 tuổi: 0.52mg/ ngày/trẻ) tại trường

        -Đảm bảo nước uống cho trẻ đủ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết. có bình ủ nước nóng phải đảm bảo nhiệt độ nước an toàn cho trẻ.

3. Thực hiện nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng

- Thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Đảm bảo quản lý chặt chẽ khẩu phần ăn của trẻ . Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày.

- Sử dụng phần mềm quản lý nuôi dưỡng cần mở đủ theo mẫu các loại sổ sách nuôi dưỡng theo quy định, mỗi ngày in riêng 1 trang, có chữ ký các thành phần đầy đủ và cuối tháng đóng thành quyển, có đủ dấu giáp lai.

- Phải hoàn thiện chứng từ tiền ăn của trẻ hàng ngày, thanh quyết toán tiền ăn của trẻ có thể theo tuần hoặc theo tháng. Cuối tháng phải quyết toán tiền ăn trong tháng.

- Tổ chức ăn trưa cho cán bộ, giáo viên, nhân viên: Duy trì thực đơn riêng không trùng thực đơn của trẻ, có đủ sổ sách chấm ăn, thanh toán, chi chợ công khai, minh bạch.

- Tiền ăn của trẻ bao gồm cả tiền chất đốt (không thu riêng tiền chất đốt). Không sử dụng tiền ăn của trẻ vào bất kỳ mục đích nào khác. Tuyệt đối không sử dụng tiền ăn của trẻđể mua đồ dùng, nước rửa vệ sinh.

- Chế biến đúng thực đơn, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngày của trẻ. Không để thừa, thiếu quá 3 xuất ăn/ ngày/  Thực phẩm thừa trong ngày phải trả lại nơi cung ứng, không để lưu tại cơ sở giáo dục mầm non.

      B. CÔNG TÁC GIÁO DỤC

    I. Chỉ đạo thực hiện chư­ơng trình giáo dục mầm non

- Thời gian thực hiện chư­ơng trình: 35 tuần (18 tuần/ học kỳ I, 17 tuần/ học kỳ II) từ ngày 15/8/2015 đến ngày 30/9/2015 rèn nề nếp, bắt đầu thực hiện chương trình từ ngày 31/8/2015 hoàn thành chương trình trước ngày 20/5/ 2016

- H­ướng dẫn lập kế hoạch giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ GD&ĐT), xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi và trẻ mẫu giáo.

- Sử dụng tài liệu học phẩm đáp ứng việc thực hiện chương trình GDMN, không sử dụng tài liệu, ấn phẩm có tính chất quảng cáo trong sản phẩm dùng cho trẻ

     1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của khối, lớp

        - Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1. Các cơ sở GDMN trên địa bàn Thành phố tuyệt đối không tổ chức hướng dẫn trẻ tập tô, viết chữ.

      2. Tổ chức thực hiện chuyên đề

         - Xây dựng và triển khai chuyên đề "Phát triển vận động của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non" cần quan tâm chỉ đạo một số nội dung sau:

        + Xây dựng môi trường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục phát triển vận động phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo an toàn cho trẻ.

       + Nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên.

          +Khai thác, sử dụng hiệu quả các phòng chức năng, thiết bị đồ chơi ngoài trời, trang thiết bị giáo dục phát triển thể chất để nâng cao thể lực cho trẻ.

        3. Tổ chức các lớp học ngoại khóa

-      Chỉ tổ chức các lớp học ngoại khóa khi phụ huynh có nhu cầu. Tuyệt đối không ép buộc phụ huynh phải cho con tham gia.

           - Nhà trường chỉ tổ chức khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên. Cần bố trí giáo viên quản lý trẻ chặt chẽ và có lịch hoạt động cụ thể.

- Học phí của các lớp ngoại khóa: Thỏa thuận với phụ huynh, thực hiện thu đủ chi.

- Tổ chức các lớp học ngoại khóa cần đảm bảo tính "vừa sức" đối với trẻ, chỉ tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và nghệ thuật. Mỗi trẻ tham gia không quá 2 hoạt động ngoại khóa.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa không được vi phạm vào giờ hoạt động chính của trẻ. Không ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình của Bộ GD & ĐT quy định.

- Đối với các hoạt động ngoại khóa có yếu tố nước ngoài, nghiêm túc thực hiện văn bản số 7150/ SGD & ĐT- GDYTNNngày 18/8/2009 của Sở Giáo dục và đào tạo.

- Các đơn vị có điều kiện thực hiện mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện thí điểm phần mềm Eduplay (phát triển trí tuệ cho trẻl và làm quen tiếng Anh) làm cơ sở thực tiễn cho Bộ GD & ĐT.

- Các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện các hoạt động ngoại khóa (ngoài chương trình qui định) cần báo cáo và được sự đồng ý của phòng GD&ĐT.

      II. Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ

1. Đối với nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ

- Thực hiện theo văn bản hư­ớng dẫn số 4242/ SGD & ĐT- GDMN ngày 29/ 3/ 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và có sự điều chỉnh phần xếp loại chung đối với từng trẻ.Trẻ đạt 70% số chỉ số là đạt yêu cầu cụ thể như sau:

+ Trẻ 6 tháng tuổi:6/9 chỉ số là Đạt

+ Trẻ 12 tháng tuổi:6/9 chỉ số là Đạt

+ Trẻ 18 tháng tuổi:7/10 chỉ số là đạt

+ Trẻ 24 tháng tuổi:8/12 chỉ số là đạt

+ Trẻ 36 tháng tuổi:10/14 chỉ số là đạt

+ Trẻ 3-4 tuổi:22/32 chỉ số là đạt

+ Trẻ 4-5 tuổi:25/36 chỉ số là đạt

2. Đối với trẻ mẫu giáo lớn

Thực hiện đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:

Căn cứ gợi ý hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Sở Giáo dục trong chương trình bồi dưỡng hè năm học 2014- 2015

   - Tiếp tục triển khai thực hiện có chất lượng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

-     Tham gia tập huấn đến 100% giáo viên dạy lớp 5 tuổi

-      Thống nhất cách thực hiện và sử dụng Bộ chuẩn trong tổ chức các hoạt động CSGD trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

-      BGH nhà trường xây dựng Bộ công cụ đánh giá trẻ em 5 tuổi gồm 30- 40 chỉ số ở các lĩnh vực làm công cụ để kiểm tra, đánh giá.

-       Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ theo các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Cách phân tích kết quả và điều chỉnh chương trình:

+ Đối với tập thể:

* Mức độ đạt: Là tỷ lệ trẻ đạt 75 % (trở lên) số trẻ đạt chỉ số/ số trẻ được đánh giá.

* Mức độ chưa đạt: Là tỷ lệ trẻ đạt <75% số trẻ đạt chỉ số/ số trẻ được đánh giá, từ đógiáo viên sẽ phải điều chỉnh hoạt động giáo dục, đưa vào mục tiêu của chủ đề tiếp theo cho phù hợp.

+ Đối với cá nhân:

* Đảm bảo 100% trẻ em 5 tuổi được theo dõi sự phát  triển của trẻ bằng Bộ chuẩn

* Trong một lĩnh vực, trẻ đạt từ 70% số chỉ số/ lĩnh vực là trẻ được đánh giá đạt chuẩn phát triển ở lĩnh vực đó;

* Trẻ được đánh giá đạt cả 4 hoặc 5 lĩnh vực phát triển ( theo cách phân chia các lĩnh vực của đơn vị ) là đạt Chuẩn phát triển TE 5 tuổi

- Từ kết quả theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ, giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục bao gồm: Điều chỉnh việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, chuẩn bị môi trường, đồ dùng đồ chơi, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Công khai kết quả để các bậc cha mẹ trẻ biết, cùng phối hợp với lớp, nhà trường làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

       C. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA

- Tiếp tục triển khai đánh giá ngoài các trường mầm non theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đẩy mạnh công  Kiểm tra chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ; Việc phổ biến, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của ngành.

Triển khai thực hiện công tác thanh tra theo các văn bản:

+ Nghị định 42/ 2013/ NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.

+ Công văn số 4904/BGD ĐT- TTr ngày 10/9/2014 của Bộ GD ĐT về Hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra.

+ Công văn số 8722/SGD & ĐT- TTr ngày 03/9/2013 của Sở GD & ĐT Hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học 2013- 2014.

CHƯƠNG I.  NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

           Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện

 Quy chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong Nhà trường.

Điều 2. Mục đích yêu cầu

          Quy chế chuyên môn là cơ sở để Phó hiệu trưởng được giao giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.

          Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này.

Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn

          - Căn cứ Điều lệ trường Mầm Non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/TT-BGDĐT ngày 07  tháng 4  năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

- Căn cứ quyết định 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm Non;

- Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

- Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;

- Căn cứ hướng dẫn thực hiện hồ sơ trường Mầm Non do Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ninh ban hành vào tháng 8 năm 2014

 

 

 

 

                              CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ

              Điều 4. Tổ chuyên môn:

          1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

          Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 14 - Điều lệ trường Mầm Non của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

          Toàn trường được bố trí thành 02 tổ chuyên môn: - Tổ khối 5 Tuổi + 3 tuổi

                                                                                           - Tổ khối 4 tuổi + Nhà trẻ

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

2.1.  Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng dạy học; kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo Phân phối chương trình của Bộ; thảo luận tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi tổ phụ trách; bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  học sinh. Quản lý các thành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của tổ viên.

2.2. Xây dựng Kế hoạch giảng dạy của tổ.

2.3. Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, làm đồ dùng dạy học; tổ chức dự giờ lên lớp của các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ tổ viên.

2.4. Thảo luận về các biện pháp chống bỏ học, lười học, đi học thất thường. Xây dựng và đăng kí các tiêu chí, chỉ tiêu của từng học kì và cả năm học cho từng khối lớp, được nhận xét đánh giá hàng tháng, từng kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau.

2.5. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét và đánh giá tổ viên, thảo luận kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên, bao gồm cả việc dạy bồi dưỡng, dạy các bài  khó, chương khó, trao đổi kinh nghiệm thiết kế bài dạy. Tổ chức thao giảng, thăm lớp dự giờ, đánh giá chất lượng giờ dạy của các thành viên trong tổ.

2.6. Việc theo dõi kiểm tra giáo viên của tổ trưởng phải làm thường kỳ, có kế hoạch và công khai.

2.7. Đánh giá, xếp loại CBGV hàng kì và hàng năm. Đề nghị hiệu trưởng khen thưởng hoặc kỷ luật giáo viên.

 3. Chế độ kiểm tra,  hội họp

3.1. Kiểm tra giáo án, việc thực hiện chương trình của giáo viên: 1 tháng/lần (Vào thứ 6 tuần thứ 4 trong tháng)

            3.2. Tổ chuyên môn mỗi tháng họp 2 lần ( Sinh hoạt tổ, thảo luận lịch báo giảng và kiểm điểm, đánh giá xếp loại giáo viên trong tháng)

          Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cần bàn đúng nội dung, tránh bàn tràn lan, chiếu lệ, hình thức dẫn đến hiệu quả không cao,

          4. Quy định về hồ sơ của tổ chuyên môn:

4.1. Kế hoạch hoạt động năm, học kỳ, tháng, trọng tâm tháng của Tổ.

4.2. Sổ ghi biên bản các cuộc họp của Tổ (nhóm) chuyên môn.

4.3. Sổ theo dõi thi đua.

a. lí lịch giáo viên trong tổ.

b. Danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân trong năm học trước.

c. kế hoạch phát động phong trào thi đua trong năm.

d. Bảng chấm điểm thi đua.

e. Tổng hợp kết quả thi đua tháng.

f. Tổng hợp kết quả thi tay nghề, làm đồ dùng, đồ chơi, hội thi, hội giảng, kiểm tra chuyên đề, toàn diện...

g. Kế hoạch theo chủ đề ( Nếu có)

Hồ sơ tổ chuyên môn do tổ tr­ưởng chuyên môn quản lý, cuối năm học nộp về lưu tại Hiệu tr­ưởng ít nhất 5 năm.

Điều 5. Đối với giáo viên.

1. Nhiệm vụ chung  của giáo viên:

1.1. Giáo viên bộ môn:

- Giảng dạy và giáo dục theo đúng Chương trình, kế hoạch giảng dạy bộ. Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn theo đúng PPCT. Chuẩn bị và soạn bài theo quy định trước khi lên lớp. Thực hiện việc giảng dạy có đồ dùng dạy học, không dạy chay. Soạn bài trước 3 ngày theo quy định. Tham gia quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo có đủ hồ sơ giáo án theo yêu cầu. Tích cực tham gia các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và nhà trường.

- Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt để nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Tự bồi dưỡng và tham gia tốt các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do trường hoặc ngành tổ chức.Tích cực dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tích cực tham gia phong trào làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, điều lệ trường Mầm Non và Pháp lệnh cán bộ, công chức; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và chịu sự điều hành về chuyên môn của Tổ trưởng chuyên môn và các cấp quản lý giáo dục.

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác.

- Phối hợp với gia đình và Đoàn thể trường trong các hoạt động giảng dạy và chăm sóc giáo dục học sinh. Tích cực tham gia hoạt động của Công đoàn, Nữ công và các hoạt động khác trong Nhà trường. Thực hiện tốt các công việc khác do Hiệu trưởng phân công.

          - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật.

- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo đúng hướng dẫn của Sở GD & ĐT. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để làm tốt công tác kết hợp giáo dục học sinh. các tổ chức xã hội có liên quan để làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh cuối kì học và cả năm theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Đề nghị khen thưởng học sinh, bồi dưỡng các học sinh yếu để các em có đủ điều kiện vào lớp 1 bậc tiểu học.

- Thường kì báo cáo hoặc đột xuất ( nếu có ) tình hình học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình với Ban giám hiệu nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu, giúp hiệu trưởng đề ra các biện pháp nhằm kết hợp tốt giữa Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

2. Những quy định về hồ sơ:

Mỗi giáo viên có đủ hồ sơ theo hướng dẫn thực hiện hồ sơ trường Mầm Non do sở giáo dục ban hành và theo hướng dẫn của chuyên môn phòng GD&ĐT. Gồm: Giáo án, sổ theo dõi học sinh, sổ bồi dưỡng chuyên môn – dự giờ - hội họp, Sổ tư liệu và hồ sơ lưu giữ các bài dạy bằng giáo án điện tử.

2.1. Giáo án:

2.1.1, Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình, nâng cao chất l­ượng bài soạn cao. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo hướng dẫn chung của Sở GD&ĐT (Font Times New Roman cỡ chữ 12 hoặc 13). Không ngừng cải tiến ph­ương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hư­ớng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Giáo án phải soạn trước khi giảng dạy 3 ngày.

2.1.2, Giáo án đư­ợc thực hiện theo các cách: Soạn trực tiếp trên sổ cỡ A4 hoặc soạn trên máy vi tính in trên khổ A4 được kẹp theo từng quyển theo từng chủ đề riêng biệt. Bắt buộc mỗi giáo viên phải có ít nhất 5 đến 10  giáo án soạn điện tử/ 1 năm.

2.1.3, Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 tháng 1lần. Có chữ ký của Tổ trưởng chuyên môn. Ngoài ra, ban giám hiệu sẽ kiểm tra đột xuất giáo án của bất kỳ giáo viên nào.

2.2. Sổ dự giờ - Bồi dưỡng chuyên môn – Hội họp:

Sử dụng mẫu chung do Sở GD&ĐT ban hành. Ghi chép, chấm điểm và xếp loại đầy đủ, cụ thể phần đánh giá xếp loại và tiến trình giờ dạy trong sổ dự giờ.Số lần dự giờ Giáo viên trên 3 năm công tác ít nhất 3 tiết/ tháng; Giáo viên dưới 3 năm công tác ít nhất 4 tiết/ tháng; Tổ trưởng chuyên môn ít nhất 4 tiêt/  tháng và 2 tháng phải dự được 1 giáo viên/ lần.

Phần ghi chép các buổi hội họp cần ghi chép đầy đủ, rõ ràng, cụ thể từng lần họp ( Họp hội đồng, họp chuyên môn, họp công đoàn, họp tổ khối)

Phần ghi bồi dưỡng chuyên môn cần ghi chép đầy đủ, rõ ràng, khoa học, ghi chép tất cả các buổi bồi dưỡng chuyên môn của trường, phòng và tổ khối. Cần lưu ý đến cần lưu ý tới công tác tự bồi dưỡng chyên môn, nghiệp vụ.

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của TTCM.

2.3. Sổ theo dõi học sinh:

- Xây dựng kế hoạch năm, tháng đầy đủ, rõ ràng. Ghi chép đầy đủ lý lịch của học sinh. Theo dõi đầy đủ việc đến lớp của trẻ đánh dấu chuyên cần của trẻ theo quy định. Theo dõi tài sản của lớp, theo dõi trẻ bị suy dinh dưỡng theo quy định.

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của TTCM.

2.4. Sổ tư liệu:

Sưu tầm các loại tranh ảnh, bài thơ, câu chuyên, bài dạy hay, bổ ích cho công tác giảng dạy của giáo viên.

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của TTCM.

3. Lên lớp.

3.1. Chuẩn bị chu đáo tr­ước khi lên lớp

3.2. Ra vào lớp đúng giờ.

3.3. Tr­ước mỗi buổi học giáo viên cần lưu ý khâu vệ sinh, sỉ số học sinh và các quy định khác của nhà trư­ờng.

3.4. Tư­ thế, trang phục chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự; xư­ng hô mô phạm, không đút tay vào túi quần, không sử dụng điện thoại di động; Không làm việc riêng trong giờ học.

3.5. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh.

3.6. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh, ghi tên HS vắng vào sổ theo dõi.  Nhận xét đánh giá xếp loại tiết học theo đúng quy định.

4 . Dự giờ.

5.1. Lịch dự giờ theo kế hoạch của nhà trường. Hoạt động thăm lớp dự giờ có thể thực hiện theo định kì hoặc đột xuất.

5.2. Mỗi giáo viên phải được Ban giám hiệu hoặc Tổ chuyên môn dự ít nhất 5 tiết/năm học.

  5.3. Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy. Có biên bản của tổ chuyên môn kèm theo.

          5. Sáng kiến kinh nghiệm

- Mỗi ng­ười đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy và công tác.

- Trong một năm học mỗi giáo viên có một giải pháp sáng tạo hoặc một đề tài SKKN được đăng ký với tổ, BGH vào đầu năm học.

- Đánh giá SKKN phải theo đúng h­ướng dẫn của nhà trư­ờng và nộp đúng thời gian quy định.

6. Chế độ thống kê, báo cáo:

TTCM - GVCN. báo cáo định kì, đột xuất, Yêu cầu phải đúng, đủ, kịp thời mọi sự sai sót phải hoàn toàn chịu trách nhiệm

Điều 6. Kỷ luật lao động.

1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, không vào chậm ra sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình. Không tự ý đổi giờ hoặc tự ý nhờ ng­ười dạy thay (kể cả dạy thêm)

2. CBGV nghỉ phải làm giấy phép ghi rõ lý do xin nghỉ, ghi rõ các tiết cần dạy thay, xin ý kiến tổ tr­ưởng và trình Hiệu tr­ưởng hoặc Phó hiệu trưởng quyết định, chuyên môn ghi lên bảng kế hoạch dạy thay. Chấm công đầy đủ các hoạt động tập thể nh­ư hội họp, các hoạt động tập thể. Khi xin phép BGH thì BGH phải chuyển giấy phép về cho tổ trưởng (ngư­ời nghỉ phải đề xuất tr­ước ít nhất 02 ngày tr­ước khi nghỉ trừ trường hợp đột xuất). Nếu CBGV được Phòng GD&ĐT điều động đi công tác phải nhận công lệnh trực tiếp từ Hiệu trưởng Hoặc phó hiệu trưởng và báo cáo việc thực hiện quy trình bố trí dạy thay trong thời gian đi công tác.

3. Giáo viên không nộp giáo án, hồ sơ ; không đảm bảo những quy định tại quy chế này lần thứ nhất: Nhắc nhở. Lần thứ 2 lập biên bản, cắt thi đua khen thưởng hạ bậc xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đánh giá viên chức cuối năm. Lưu hồ sơ cá nhân.                                                           

 

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên, thường xuyên, định kì khi có văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, của Sở điều chỉnh kịp thời để quy chế phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn tại trường.

Điều 8. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn

          Hướng dẫn để cán bộ, giáo viên tổ mình phụ trách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này. Trong quá trình thực có nội dung nào chưa phù hợp kịp thời góp ý để BGH xem xét, quyết định điểu chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liên quan để làm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ giảng dạy của tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên.

          Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên

          Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dung quy định tại Quy chế này.

          Điều 10. Trách nhiệm của các Tổ chức đoàn thể

          Căn cứ nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế.

 

                                                                                     CHUYÊN MÔN TRƯỜNG

                                                                                P. HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

                                                                                      Nguyễn Thị Út Thêm

 

 

 

 

 


No comments yet. Be the first.